Bất động sản ven sông tại vị trí trung tâm: “của hiếm” không dành cho tất cả
Trên cuộc đua sở hữu những khối tài sản đẳng cấp, bất động sản ở vị trí trung tâm có tầm nhìn hướng sông, cận thuỷ được xem là “món hàng hiếm” chỉ dành cho giới thượng lưu. Để chạm tay vào sản phẩm này, ngoài vấn đề giá cả thì nguồn cung cũng là “rào cản” khiến không phải ai cũng có thể sở hữu.
Sức hấp dẫn bất biến của bất động sản trung tâm
Theo Savills, giá nhà trung bình ở các khu vực trung tâm trên thế giới năm 2021 tăng 6,9% so với năm 2020. Tại thị trường nhà đất tại Mỹ, trong 6 tháng đầu năm 2022, giá nhà hạng sang ở Miami tăng đến 12,5% so với cùng kỳ năm trước, Los Angeles tăng 6,5%, San Francisco tăng 5,5%…
Với thị trường Việt Nam, quỹ đất bất động sản ở vị trí trung tâm luôn trong tình trạng khan hiếm, thậm chí có tiền cũng không thể mua được, điển hình như các khu vực Phố Cổ – Bờ Hồ – Tràng Tiền (Hà Nội) hay vùng lõi Bến Thành – Bến Nghé ở quận 1 (TP Hồ Chí Minh).
Theo lý giải của chuyên gia, có nhiều yếu tố khiến bất động sản ở vùng trung tâm tăng giá “phi mã”, trong đó phải kể đến vị trí kim cương của các dự án với tầm nhìn bao quát trung tâm, thuận tiện kết nối đến các tiện ích trong thành phố. Cộng hưởng là hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông đồng bộ, hệ thống cơ quan hành chính, đáp ứng đủ nhu cầu của cư dân bao gồm giải trí, văn hoá, thương mại, tài chính…
Nhất là khi quỹ đất ở lõi trung tâm càng ngày càng khan hiếm tạo nên tiềm năng sinh lời hiệu quả, chỉ tăng mà không bao giờ giảm. Bất động sản ở đây được ví như “món hàng hiếm” được giới thượng lưu săn đón nhiệt tình, để thể hiện chất sống đẳng cấp đứng đầu.
Bất động sản ven sông “lên ngôi”
Theo phân tích từ một nghiên cứu gần đây của Knight Frank, đại dịch Covid-19 bùng phát đã thiết lập lại những mong muốn của con người về các sản phẩm bất động sản. Cụ thể, xu hướng sống ven sông với không gian xanh mát đang dần trở nên phổ biến hơn, trở thành yêu cầu hàng đầu với người mua nhà và thúc đẩy giá trị các sản phẩm bất động sản ven sông tăng mạnh.
Từ dữ liệu phân tích cho thấy, tính đến tháng 6/2022, giá trung bình ở các dự án ven sông đã tăng 9,8% so với năm trước. Đối với thị trường bất động sản ở London (Anh), số lượng khách hàng muốn mua bất động sản ven sông tăng cao 12% so với mức trung bình 5 năm, trong khi đó nguồn cung cho loại hình sản phẩm này lại giảm 6%.
Theo nghiên cứu, bất động sản ven sông thường sở hữu mức giá cao hơn từ 30 – 50% so với các dự án thông thường. Nguyên nhân đến từ vị trí đắc địa, phong thủy thịnh vượng, không gian sống mát mẻ, thuận tự nhiên, và đặc biệt là tính khan hiếm. Điều này không chỉ đẩy giá lên cao mà còn tăng sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư và người mua ở.
Tuy vậy, một điểm yếu của bất động sản ven sông là thường không nằm ở vị trí trung tâm, do vậy chỉ đóng vai trò là “ngôi nhà thứ hai” để giới thượng lưu trở về mỗi dịp cuối tuần. Trên tất cả, bất động sản ven sông tại vị trí trung tâm mới được xem là “chiếc vương miện” được giới giàu sang, tinh hoa mong muốn hơn tất cả.
Bất động sản ven sông tại vị trí trung tâm: “Món hàng hiếm” hơn cả kim cương
Bất động sản ở trung tâm vốn khan hiếm, nay kết hợp thêm vị trí ven sông tạo nên một loại hình bất động sản “quý như vàng mười”.
Từ Bắc đến Nam, các dự án ven sông tại vị trí trung tâm ngay khi được ra mắt đều lập tức trở thành tâm điểm hút dòng tiền như River City, Saigon Royal Residences bên sông Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh); Sunshine Riverside Tây Hồ bên sông Hồng (Hà Nội); Marina Complex, Da Nang Pearl bên các sông ở Đà Nẵng; Athena Monopoly bên sông Vinh (Nghệ An…).
Đáng kể đến tại TP Vinh (Nghệ An) – đô thị hạt nhân khu vực Bắc Trung Bộ, bất động sản trung tâm hiện nay đang cực kỳ sôi động với sự tham gia của các “ông lớn” Vingroup, Ecopark… Cạnh dòng sông Vinh chảy trong thành phố, bất động sản còn “sục sôi” hơn khi Dự án chống ngập úng TP Vinh đang dần thành hình và dự kiến sẽ được triển khai trong tương lai gần. Với tổng vốn đầu tư là 194,5 triệu USD (tương đương 4.502 tỷ đồng) do World Bank tài trợ, dự án khi hoàn thành sẽ thay đổi hoàn toàn bộ mặt thành phố, từ đó thúc đẩy thị trường bất động sản ven sông vị trí trung tâm đột phá với nhiều khởi sắc.
Sự gia tăng của lượng người giàu ở Việt Nam đã kéo theo nhu cầu lớn về sở hữu các sản phẩm cao cấp, có tầm nhìn và thể hiện đẳng cấp. Bất động sản ven sông tại vị trí trung tâm đảm bảo đầy đủ các yếu tố để thêm vào “bộ sưu tập” để ở, đầu tư và là bảo vật truyền đời bền vững của những “ông vua” giới thượng lưu.